Trong lĩnh vực khoa học về con người, khi một bộ phận cơ thể bị hư hỏng không thể chữa khỏi, thì phẫu thuật ghép tạng là biện pháp duy nhất và là hy vọng sống cuối cùng của người bệnh. Bài viết dưới đây, BTM sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp phẫu thuật ghép tạng.
Phẫu thuật ghép tạng – Phương pháp khoa học kỹ thuật cao
Table of Contents
Toggle1. Phẫu thuật ghép tạng là gì ?
- Phẫu thuật ghép tạng là việc di chuyển nội tạng từ người này sang người khác hoặc có thể từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể người. Bộ phận có thể được cấy ghép là tim, gan, thận, phổi, ruột, tuyến tụy và tuyến ức. Các mô cấy ghép bao gồm: xương, giác mạc, gân, da, dây thần kinh, van tim và mạch máu.
- Đối với người hiến tặng nội tạng có thể là những người đang sinh sống khỏe mạnh hoặc những người chết qua cái chết tuần hoàn.
2. Các nguyên nhân nào có thể khiến bạn phải ghép tạng?
- Phương pháp phẫu thuật ghép tạng đang là một trong những lĩnh vực khó khăn và phức tạp nhất của y học hiện đại. Phương pháp chỉ được lựa chọn khi bệnh nhân không còn phương pháp chữa trị nào khác thì đây chính là hy vọng là lựa chọn cuối cùng của bệnh nhân.
Nguyên nhân khiến bệnh nhân cần phải ghép tạng
- Thủ thuật ghép tạng thường được chỉ định với những bệnh nhân có suy giảm chức năng một cơ quan nào đó trong cơ thể. Việc suy giảm này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như do tai nạn, chấn thương gây hư hại tạng hoặc các bệnh lý khác như hở van tim 2 lá, suy thận độ 4, bệnh gan giai đoạn cuối (xơ viêm gan siêu vi,…)
3. Điều gì bạn cần phải biết trước khi tham gia một thủ thuật ghép tạng?
- Hiện tại, số lượng tạng hiến tạng ít hơn so với số người cần ghép tạng, chính vì vậy các đơn vị y tế sẽ thực hiện các quy trình sàng lọc nghiêm ngặt trước khi quyết định thực hiện một phẫu thuật ghép tạng để đảm bảo lợi ích cho bệnh nhân.
- Các xét nghiệm sàng lọc ung thư, xét nghiệm nhiễm trùng sẽ được thực hiện để tránh sự lây bệnh từ người cho sang người nhận. Đối với trường hợp người hiến mắc ung thư tại một cơ quan khác trong mô tạng, bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá xem các tế bào ung thư có còn tồn tại hoặc tiên lượng khả năng di căn ung thư đến tạng ghép. Tuy nhiên, với trường hợp nhiễm trùng, người tặng cũng cần phải điều trị triệt để nhiễm trùng trước khi cho tạng, cùng với đó người nhận tạng cũng phải sử dụng kháng sinh để dự phòng nguy cơ lây nhiễm.
- Tương tự vậy, các bệnh khác cũng sẽ thực hiện rà soát như trên, hầu hết những xét nghiệm sàng lọc trên đều được thực hiện ở người nhận, đặc biệt là các xét nghiệm về mức độ trầm trọng của bệnh để tiên lượng thời gian cũng như tỉ lệ sống còn cho bệnh nhân nếu khi tiến hành phẫu thuật ghép tạng.
6. Dụng cụ phẫu thuật ghép tạng
Ngày nay, phương pháp phẫu thuật ghép tạng đã có nhiều thay đổi, áp dụng các phương pháp mới cũng như bộ dụng cụ, trang thiết bị hiện đại trong phẫu thuật. Đặc biệt với nỗ lực trong cải tiến bộ banh phẫu thuật Kent – Takasago – Bộ banh phẫu thuật chuyên dụng trong phẫu thuật ghép tạng hỗ trợ bác sĩ trong quá trình phẫu thuật ghép tạng.
Ca phẫu thuật ghép gan tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương có sử dụng bộ banh Kent – Takasago
Nếu như các bộ banh sử dụng trong các ca phẫu thuật ghép tạng hiện nay chủ yếu chỉ mở rộng được phẫu trường theo 2 hướng thì với bộ banh Kent -Takasago, phẫu trường hoàn toàn có thể mở rộng được theo 4 hướng vô cùng linh hoạt giúp bác sĩ dễ dàng thao tác, xử lý.
Trọn bộ banh phẫu thuật Kent – Takasago
Ưu điểm của bộ banh phẫu thuật Kent – Takasago có thể mở rông được phẫu trường theo 4 hướng:
- Hướng sang ngang
- Hướng lên trên
- Hướng xuống dưới
- Hướng chéo
Hơn nữa bộ banh phẫu thuật Kent – Takasago được sản xuất 100% tại Nhật Bản cho nên hoàn toàn phù hợp với tạng người châu Á. Do đó, bộ banh phẫu thuật Kent – Takasago hiện được rất nhiều các trung tâm ghép tạng hàng đầu châu Á lựa chọn sử dụng. BTM tự hào là đại diện phân phối độc quyền bộ banh phẫu thuật Kent – Takasago tại Việt Nam.
Trên đây là những thông tin về phương pháp phẫu thuật ghép tạng, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp này.