Bệnh ung thư máu (hay còn gọi là ung thư bạch cầu) là một loại ung thư ác tính. Điều này xảy ra khi có sự đột biến hoặc các thay đổi khác trong gen ADN của tế bào máu. Điều này khiến gia tăng bạch cầu đột biến, các tế bào phát triển và phân chia nhanh hơn, xâm lấn các tế bào khỏe mạnh.
Table of Contents
Toggle1. Bệnh ung thư máu là gì?
Bệnh ung thư máu xảy ra do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra các tế bào, bao gồm tủy xương và hệ thống miễn dịch. Căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ứ đọng trong tủy xương, cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường.
Việc điều trị bệnh ung thư máu rất phức tạp và tốn kém
Có nhiều dạng ung thư máu khác nhau. Tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh ung thư máu cao, chiếm khoảng 30% số bệnh nhi ung thư; một số dạng khác lại xảy ra phần lớn ở người lớn.
Điều trị bệnh ung thư máu rất khó khăn và tốn kém, yêu cầu kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, phụ thuộc vào dạng bệnh, tình trạng bệnh nhân và nhiều yếu tố khác nữa.
Điều trị bệnh ung thư máu cần một phác đồ hợp lý, trình độ y tế và công nghệ cao mới có thể giúp bạn đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư máu
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây nên bệnh ung thư máu vẫn chưa được tìm ra. Gen di truyền và các yếu tố môi trường được coi là nguy cơ chính khiến mầm mống bệnh khởi phát và phát triển.
Tiếp xúc nhiều trong môi trường độc hại là yếu tố gây nên bệnh ung thư máu
Nhìn chung, bệnh ung thư máu xảy ra do đột biến gen ADN ở một vài tế bào máu khiến lượng bạch cầu sản sinh quá nhiều và quá nhanh trong một thời gian ngắn. Khi lượng bạch cầu sản sinh quá mức sẽ dẫn đến tình trạng bạch cầu ăn hồng cầu dẫn tới tình trạng thiếu máu ở người bệnh.
Bệnh ung thư máu là căn bệnh ung thư ác tính không hình thành nên khối u. Những người bị nhiễm chất phóng xạ hoặc làm việc trong môi trường độc hại (có nhiều hóa chất như benzene, formaldehyde). thường mắc bệnh ung thư máu. Ngoài ra còn do hội chứng bệnh Down, hội chứng rối loạn máu và yếu tố di truyền: rất hiếm gặp chỉ vài người trên thế giới.
Căn bệnh này nếu không được phát hiện sớm rất khó điều trị và nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.
3. Các dấu hiệu của bệnh ung thư máu
Khi có một trong các dấu hiệu sau, hãy tới ngay cơ sở y tế
10 dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư máu bao gồm:
- Đau bụng: Đau bụng là kết quả của việc những tế bào ung thư máu tích tụ trong thận, gan và lá lách, khiến cho bụng to ra. Dạ dày đau thường mất vị giá và sút cân.
- Khó thở: Với bệnh bạch cầu cấp tính tế bào T, nhóm tế bào ung thư có xu thế bao quanh tuyến ức, gây đau đớn và khó thở. Có các triệu chứng khác như thở khò khè và ho.
- Mệt mỏi: Do sự mở rộng không kiểm soát được của các tế bào ung thư, bệnh nhân hay thấy mệt mỏi và yếu ớt ngay cả khi ngồi nghỉ ngơi.
- Sưng hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết giúp lọc máu (có cấu trúc hình hạt đậu đỏ). Khi mắc bệnh, tế bào ung thư có thể tích tụ trong các hạch bạch huyết. Từ đó dẫn tới các hạch bạch huyết dưới cánh tay, ở bẹn, ngực và cổ có thể sưng lên.
- Đau xương: Một trong những triệu chứng chính của ung thư máu chính là đau xương. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng… Nguồn gốc của những cơn đau này là từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu.
- Chảy máu cam: Khi thấy lượng máu chảy nhiều, xảy ra liên tục trong nhiều ngày thì ngay lập tức bạn phải nhập viện và khám bệnh. Bởi rất có thể, bạn đã mang bệnh ung thư máu, bởi đây có thể là hệ quả của việc giảm số lượng tiểu cầu – tế bào có tác dụng cầm máu.
- Sốt cao, đau đầu thường xuyên: Sự chèn ép của các tế bào trong tủy gây ra những cơn đau đầu, sốt. Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu này mà đã chữa trị nhưng không dứt, hãy nghĩ tới có thể nó chính là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư máu.
- Nhiễm trùng thường xuyên: Bệnh ung thư máu làm suy giảm chức năng của các tế bào bạch cầu vốn giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Hậu quả là các bệnh nhân bị nhiễm trùng thường xuyên do vi khuẩn, virus hoặc nấm.
- Bệnh thiếu máu: Các tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho cơ thể qua máu, nhưng sự tăng sinh bất thường của các tế bào bạch cầu có thể cản trở quá trình này. Thiếu máu là một trong những biến chứng thường gặp nhất liên quan với bệnh ung thư máu.
- Dễ bị bầm tím: Triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến bệnh ung thư máu là dễ bị bầm tím và chảy máu không kiểm soát được.
4. Các cách phòng ngừa bệnh ung thư máu
- Tránh tiếp xúc với hóa chất: Các loại hóa chất hư thuốc diệt cỏ, benzen.. là một trong những nguy cơ chính cho việc phát triển bệnh ung thư máu. Hãy giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc với hóa chất, trong trường hợp bắt buộc hãy dùng bồ bảo hộ.
- Tránh tiếp xúc bức xạ: Bức xạ cũng có thể làm thay đổi các thành phần trong máu, vì vậy sẽ tốt hơn nếu giảm thiểu thời gian tiếp xúc với các tia nồng độ cao.
- Tập thể dục thường xuyên: Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tập các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức bởi vì khoa học chứng minh rằng tập thể dục có thể ngăn ngừa ung thư, trong đó có bệnh ung thư máu.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Trong bữa ăn thường ngày nên bổ sung các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, đồng thời giảm thiểu tiêu thụ các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
- Điều trị bệnh ung thư máu: Phương pháp điều trị ung thư máu phụ thuộc vào dạng bệnh và tình trạng của bệnh nhân.
Xạ trị, hóa trị, ghép tủy là 03 phương pháp chính điều trị bệnh ung thư máu
Có một số phương pháp điều trị chính như sau:
- Xạ trị: Là việc sử dụng các chùm tia năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư máu. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng nó để chuẩn bị một bệnh nhân sắp ghép tủy xương. Một liều bức xạ thấp sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch nên cơ thể ít có khả năng từ chối các tế bào của người cho.
- Hóa trị: Là việc sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc thuốc truyền vào dịch não tủy theo từng chu kỳ để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.
- Ghép tủy/Cấy tế bào gốc: Đây là phương pháp áp dụng sau khi người bệnh đã được hóa trị, xạ trị. Những tế bào gốc sẽ được cấy vào người bệnh thông qua một tĩnh mạch lớn. Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả hơn cả với tỷ lệ 50% bệnh nhân có thể kéo dài cuộc sống sau khi thực hiện.